TIN BÀI LIÊN QUAN:
Trong lần đầu tiên tham dự diễn đàn, đại diện cho fintech Việt, lãnh đạo MoMo đã có phần tham luận với chủ đề “Giải pháp số trong hệ sinh thái tài chính Việt Nam”. Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Chúng tôi thấy rằng việc chuyển đổi số của xã hội không chỉ phát triển ở thượng tầng mà phải “từ dưới đi lên”. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, là các tiểu thương đang sử dụng khoảng 35 triệu lao động. Nếu chúng ta có thể chuyển đổi số được nhóm doanh nghiệp này thì sẽ tác động rất tích cực đến chuyển đổi số toàn bộ nền kinh tế, xã hội”.
Ông Nguyễn Bá Diệp bổ sung: “Nhắc đến MoMo, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến thanh toán. Tuy nhiên nếu một ứng dụng chỉ để thanh toán thì sẽ khó phát triển ở thị trường Việt Nam. Mà đó phải là một Siêu ứng dụng (Super App), cung cấp đa nền tảng, đa dịch vụ. MoMo hiện đã trở thành Super App, cung cấp gần như tất cả sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của người Việt. Khách hàng của MoMo có thể dùng MoMo cho tất cả hoạt động chuyển tiền, thanh toán, mua sắm các dịch vụ: ăn uống, đi lại, giải trí, du lịch, khách sạn, quyên góp và đặc biệt là các dịch vụ tài chính, bảo hiểm,… Ngay từ khi ra đời, MoMo mong muốn ứng dụng công nghệ giúp người dân tiếp cận dịch vụ tài chính đơn giản, dễ dàng với chi phí thấp nhất”.
Giải thưởng Make in Vietnam nhằm tôn vinh những sản phẩm xuất sắc, có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số. Từ đó, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số tại Việt Nam. Với những giải pháp, công nghệ nỗ lực giải quyết bài toán thực tế của cuộc sống, MoMo đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển thanh toán không tiền mặt, hướng đến chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam.
Nền tảng và thiết kế của MoMo được đánh giá là khác biệt và độc đáo so với nhiều nền tảng tương tự trong và ngoài nước. Giải thưởng Make in Viet Nam trao cho siêu ứng dụng MoMo là sự bảo chứng mạnh mẽ về một sản phẩm công nghệ “thuần Việt” được tạo ra từ chính bàn tay và khối óc của đội ngũ kỹ sư Việt. Tính “thuần Việt” của siêu ứng dụng MoMo còn được thể hiện thông qua các tính năng, sản phẩm, dịch vụ được phát triển dựa trên sự am hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen của người dùng nội địa. Nhờ đó, các thiết kế về mặt giao diện, cấu hình trở nên thân thiện, gần gũi với người Việt.
Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Trong năm đầu tiên đạt giải thưởng này, MoMo rất vinh dự khi được gọi tên tại hai hạng mục lớn. Sinh ra với sứ mệnh thúc đẩy tài chính toàn diện và sự phát triển của nền kinh tế số, MoMo luôn ý thức trách nhiệm trong việc đồng hành cùng chính phủ, địa phương nhằm tăng cường dịch vụ số, chuyển đổi số cho người dân và doanh nghiệp. Giải thưởng này đã minh chứng cho những nỗ lực của MoMo trong hành trình đó và là nguồn cổ vũ to lớn để chúng tôi tiếp tục sứ mệnh dùng công nghệ giúp cuộc sống người Việt trở nên tốt đẹp hơn. Đạt được thứ hạng cao tại giải thưởng Make in Vietnam lần nữa đã khẳng định vị thế của MoMo trong việc tự chủ công nghệ, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ chưa từng có trên thị trường, hướng đến phục vụ số đông, những người yếu thế, góp phần bình đẳng hóa cơ hội tiếp cận tài chính cho người Việt ở mọi miền. Song song đó, MoMo không ngừng tiên phong ứng dụng công nghệ xu hướng mới để cuộc sống người Việt trở nên dễ dàng hơn”.
Phát biểu tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết: “Công nghệ số tiếp tục là điểm sáng, khi năm 2022 doanh thu ước đạt 148 tỷ USD, doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động; xuất khẩu công nghệ số ước đạt 136 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số sáng tạo. Doanh nghiệp số Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi số quốc gia, vươn ra toàn cầu và Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là cái nôi để công nghệ số trưởng thành và vươn ra toàn cầu. Thực tế, nhìn lại sự phát triển toàn ngành, những sản phẩm từng đoạt giải tại diễn đàn đều là sản phẩm công nghệ số xuất sắc, sáng tạo có sức ảnh hưởng lớn”.
" alt=""/>Sếp MoMo: “Nếu App chỉ để thanh toán thì sẽ khó phát triển tại Việt Nam”"Chuyện tình 2011 - 2020 kết thúc. Em và con sẽ mãi là người mà anh yêu thương nhất. Từ nay, anh đổi thân phận khác bảo vệ hai người", Trần Tư Thành viết. Tài tử cũng đăng tải bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bà xã ôm cậu con trai và nhìn về phía mình một cách trìu mến.
Đồng Lệ Á không lâu sau đó cũng đăng trên trang cá nhân: "Đời người đáng giá, còn có nhiều điều để mong đợi trong tương lai".
Cặp đôi chấm dứt cuộc hôn nhân nhiều thị phi. |
Thông tin cặp đôi ly hôn thu hút sự chú ý của khán giả, lọt top tìm kiếm trên mạng xã hội. Một nguồn tin tiết lộ họ hoàn tất thủ tục ly hôn từ cuối năm 2020 song đến thời điểm này mới công khai.
Giới truyền thông nhận định cặp đôi lựa chọn ngày 20/5 để tuyên bố kết thúc cuộc hôn nhân là có ngụ ý. Trong tiếng Hoa, ngày này được viết thành 520, đọc ra là "Wo Ai Ni" (Anh yêu em - PV) với ý nghĩa bày tỏ tình cảm sâu nặng.
Trong gần 10 năm bên nhau, đôi diễn viên vướng không ít tin đồn mâu thuẫn, cãi vã. Trần Tư Thành cũng mang tiếng đào hoa, lăng nhăng dù là người đã có gia đình.
Đồng Lệ Á sinh năm 1984, là một trong những diễn viên Tân Cương nổi tiếng của Trung Quốc. Cô được biết đến qua các phim Cung tỏa tâm ngọc, Chuyện tình Bắc Kinh, Lưu luyến không quên,...Trong 20 năm hoạt động nghệ thuật, diễn viên được đánh giá cao cả tài lẫn sắc.
Trần Tư Thành lớn hơn vợ 6 tuổi. Anh là diễn viên kiêm đạo diễn truyền hình, sân khấu có tiếng. Cặp đôi gặp gỡ và yêu nhau từ năm 2011 sau khi hợp tác chung trong phim Chuyện tình Bắc Kinh. Họ kết hôn năm 2014, đón con trai đầu lòng hai năm sau đó.
Clip Đồng Lệ Á khoe vũ đạo
Thúy Ngọc
Triệu Lệ Dĩnh và Phùng Thiệu Phong xác nhận đã ly dị sau 3 năm kết hôn.
" alt=""/>Đồng Lệ Á ly hôn chồng tài tử giữa ồn ào ngoại tình